Nhiều phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh gặp phải tình trạng tim đập nhanh, trống ngực… rất khó chịu. Điều này khiến nhiều người nghĩ mình đang gặp phải các vấn đề tim mạch như rối loạn nhịp tim.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia cho biết các triệu chứng tim đập nhanh, tim bỏ nhịp, trống ngực… có thể là những dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của giai đoạn tiền mãn kinh. Đã có nghiên cứu cho thấy có tới 47% phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh gặp phải các triệu chứng trên. Con số trên còn có thể cao hơn vì nhiều người có xu hướng bỏ qua các triệu chứng này.
Dù tình trạng đánh trống ngực trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh không phải lúc nào cũng cho thấy có vấn đề với trái tim của bạn, song các triệu chứng này có thể gây ra khá nhiều phiền toái.
Triệu chứng đánh trống ngực trong độ tuổi mãn kinh
Trong độ tuổi mãn kinh, nhiều phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp. Tình trạng này có thể kéo dài một vài giây tới một vài phút, biểu hiện từ nhẹ tới nặng. Một số người còn cảm thấy hơi chóng mặt đi kèm với cơn trống ngực. Trên thực tế, nhiều phụ nữ còn miêu tả cơn trống ngực khiến họ thấy “hụt hẫng như khi đi tàu lượn siêu tốc”.
Đánh trống ngực, tim đập nhanh là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra tần suất phụ nữ bị đánh trống ngực cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu giai đoạn tiền mãn kinh, cho tới đầu giai đoạn hậu mãn kinh. Tần suất các cơn trống ngực chỉ giảm dần trong khoảng 6 năm sau khi giai đoạn mãn kinh kết thúc. Điều này có nghĩa là phải mất một vài năm sau khi estrogen giảm xuống mức tối thiểu, tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực mới dịu xuống.
Nguyên nhân gây hồi hộp, đánh trống ngực trong độ tuổi mãn kinh
Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực ở nữ giới trong độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, họ cho rằng việc suy giảm nồng độ hormone estrogen có thể đóng một vai trò nào đó vào tình trạng này.
Theo đó, các thụ thể estrogen tồn tại trong các mô trên khắp cơ thể, bao gồm cả hệ thống tim mạch. Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra estrogen có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch theo nhiều cách khác nhau, ảnh hưởng tới nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp và đau tim của một người.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như lo lắng, sợ hãi, vận động quá gắng sức, hút thuốc lá, uống rượu bia hay các thức uống giàu caffeine cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Bốc hỏa có gây hồi hộp, đánh trống ngực không?
Theo TS. Janet Carpenter từ Trường Điều dưỡng, Đại học Indiana (Mỹ), chưa có nghiên cứu nào cho thấy các cơn bốc hỏa có liên quan tới tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
“Trong cơn bốc hỏa, nhịp tim của người phụ nữ có thể tăng lên, khiến mọi người cho rằng 2 tình trạng này có liên quan tới nhau. Tuy nhiên, đây là 2 tình trạng riêng biệt với các triệu chứng rất khác nhau”, TS. Janet Carpenter cho biết.
So sánh hồi hộp, trống ngực trong độ tuổi mãn kinh với các dạng rối loạn nhịp tim khác
Rối loạn nhịp tim và hồi hộp, trống ngực
Rối loạn nhịp tim là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng nhịp tim không đều, trong khi đó hồi hộp là cảm giác nhịp tim đập không đều. Một quan niệm sai lầm phổ biến là cảm giác hồi hộp báo hiệu rối loạn nhịp tim, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Theo TS. Janet Carpenter, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 50% phụ nữ cho biết họ có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực trong độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra hoạt động điện tim qua điện tâm đồ hoàn toàn bình thường. Nói cách khác, tình trạng hồi hộp có thể khiến bạn thấy lo lắng, nhưng chúng không nhất thiết là dấu hiệu của tình trạng rối loạn nhịp tim tiềm ẩn.
Rung nhĩ và hồi hộp, trống ngực
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh nghiêm trọng, trong đó buồng tim trên và dưới đập không đồng bộ, gây ra nhịp tim nhanh và hỗn loạn. Mắc rung nhĩ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Rung nhĩ thường đi kèm với các triệu chứng như khó thở, chóng mặt. Bệnh cũng phổ biến hơn với những người lớn tuổi (bao gồm cả phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh). Một số nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ thường hay thấy căng thẳng quá mức, người bị mất ngủ sau thời kỳ mãn kinh có thể có nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn.
Hồi hộp, đánh trống ngực trong độ tuổi mãn kinh: Khi nào cần đi khám?
Như vậy, dù đa số trường hợp hồi hộp, đánh trống ngực trong độ tuổi mãn kinh là lành tính, song các chuyên gia vẫn khuyến cáo người có nguy cơ cao (yếu tố gia đình, tiền sử bệnh tim…) nên chủ động đi khám nếu gặp phải tình trạng hồi hộp, trống ngực khó chịu.
Đặc biệt, bạn nên đi khám ngay nếu thấy bị trống ngực kèm các triệu chứng như chóng mặt, đau tức ngực, choáng ngất… Các bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc (như thuốc chẹn beta, hoặc liệu pháp thay thế hormone (HRT)) để giúp phụ nữ cải thiện các triệu chứng khó chịu trong độ tuổi mãn kinh.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng khuyên phụ nữ tuổi mãn kinh gặp phải tình trạng đánh trống ngực có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ khổ sâm, kết hợp đan sâm, hoàng đằng để giúp ổn định tính dẫn truyền diện tim, giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ thư giãn thần kinh tim, giúp tim đập đều đặn, giảm hồi hộp, trống ngực và lo lắng.
Vi Bùi (Theo Honehealth)
TPBVSK Ninh Tâm Vương – Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim. Sản phẩm được 96,2% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 – 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.