Khám phá sức mạnh của bài tập bước khuỵu gối ngược

Kham Pha Suc Manh Cua Bai Tap Buoc Khuyu Goi Nguoc1745341040
Kích thước chữ :
Bước khuỵu gối ngược (Reverse lunge) là một biến thể hiệu quả của bài tập bước khuỵu gối (lunge) truyền thống. Đây là một động tác giúp kích hoạt cơ bụng lẫn cơ đùi và mông, giúp bạn có thân dưới săn chắc hơn.

Bước khuỵu gối ngược mang lại những lợi ích gì cho bạn?

Bài tập bước khuỵu gối ngược không chỉ là một bài tập thân dưới thông thường mà còn mang lại nhiều ưu điểm đã được khoa học chứng minh:

1. Sức mạnh và sức bền cho đôi chân: Động tác lùi đặc trưng của bài tập bước khuỵu gối ngược tác động mạnh mẽ đến cơ tứ đầu, gân kheo và cơ mông, giúp xây dựng sức mạnh và sức bền vượt trội cho đôi chân. Các chuyên gia thể hình đều công nhận hiệu quả này.

2. Bảo vệ khớp gối: So với bước khuỵu gối truyền thống, bài tập bước khuỵu gối ngược giảm đáng kể áp lực lên khớp gối, đồng thời phân bổ trọng lượng cơ thể một cách cân bằng hơn. Nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Physical Therapy Rehabilitation Science còn ghi nhận sự cải thiện đáng kể về phạm vi chuyển động của khớp gối và cổ chân ở những người tập bài tập bước khuỵu gối ngược.

3. Thăng bằng và phối hợp nhịp nhàng: Việc giữ thăng bằng khi lùi đòi hỏi sự tham gia tích cực của cơ lõi. Theo Harvard Health Publishing (Mỹ), bài tập bước khuỵu gối ngược không chỉ tăng cường sức mạnh cơ lõi mà còn cải thiện khả năng kiểm soát chuyển động lùi và sự phối hợp của cơ thể.

4. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Bằng cách kích hoạt các nhóm cơ lớn, bài tập bước khuỵu gối ngược giúp đốt cháy lượng calo đáng kể và thúc đẩy sự phát triển của cơ nạc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảm mỡ.

5. Linh hoạt trong từng chuyển động: Bài tập bước khuỵu gối ngược giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ gấp háng, giải quyết tình trạng căng cứng do ngồi lâu, từ đó giúp các hoạt động hàng ngày như đi bộ, ngồi xổm và leo cầu thang trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Tuy kỹ thuật thực hiện bài tập khuỵu gội ngược không quá phức tạp, nhưng việc giữ thăng bằng khi thực hiện động tác này cũng đòi hỏi sự ổn định của cơ thể.

Tuy kỹ thuật thực hiện bài tập khuỵu gội ngược không quá phức tạp, nhưng việc giữ thăng bằng khi thực hiện động tác này cũng đòi hỏi sự ổn định của cơ thể.

Cách thực hiện

Để thực hiện đúng kỹ thuật biến thể khuỵu gối ngược, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, hai tay chống hông.
  • Bước chân phải về phía sau, đồng thời khuỵu gối chân trước đến khi đầu gối chân phải cũng vuông góc và gần chạm mặt sàn.
  • Dồn lực vào chân trước để đứng dậy, thu chân về tư thế bắt đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Người mới bắt đầu nên thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần cho mỗi bên chân, với thời gian nghỉ 30-60 giây giữa các hiệp. Theo lời khuyên của ông Abhi Singh Thakur, chuyên gia thể hình tại Ấn Độ, hãy tập 3-4 buổi một tuần và tăng dần số lần lặp lại khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Bên cạnh đó, để tăng độ thử thách, bạn có thể cầm tạ tay ở mỗi tay. Chuyên gia gợi ý nên bắt đầu với mức tạ nhẹ (khoảng 2kg) để đảm bảo kỹ thuật và tránh mất thăng bằng.

Những ai không nên thực hiện bài tập bước khuỵu gối ngược?

Mặc dù bài tập bước khuỵu gối ngược mang lại nhiều lợi ích cho phần thân dưới, nhưng một số trường hợp sau đây cần đặc biệt thận trọng hoặc nên tránh tập luyện:

  • Đầu gối yếu hoặc đang bị đau: Bài tập bước khuỵu gối ngược có thể gây thêm áp lực lên khớp gối, làm trầm trọng tình trạng đau.
  • Khả năng giữ thăng bằng kém: Bài tập này đòi hỏi sự ổn định nhất định. Nếu bạn gặp khó khăn về thăng bằng, hãy tập gần tường hoặc sử dụng ghế để hỗ trợ.
  • Không nắm vững kỹ thuật: Thực hiện sai động tác bài tập bước khuỵu gối ngược có thể dẫn đến căng cơ hoặc đau ở vùng lưng dưới.
  • Tiền sử chấn thương chi dưới: Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở mắt cá chân, đầu gối hoặc hông, việc tập bài tập bước khuỵu gối ngược có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Tóm lại, bài tập bước khuỵu gối ngược là một bài tập tốt để tăng cường sức mạnh chân và hỗ trợ giảm mỡ, đặc biệt khi kết hợp với cardio. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là ở vùng đầu gối, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Bài viết được sưu tầm tại tạp chí suckhoecong.vn. Mời các bạn đọc thêm các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Khỏe đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *